hathuoa

Tác dụng không ngờ của hà thủ ô đỏ với sức khỏe

Từ xa xưa Hà thủ ô đã được xem như một vị dược liệu quý giúp cải lão hoàn đồng. Hiện nay, Hà thủ ô đỏ đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam để bảo vệ, được trồng chủ yếu ở các tỉnh trung du và phía Bắc, cây trồng sau 2 – 3 năm thì thu hoạch, để lâu quá củ dễ bị hỏng.

tac-dung-cua-ha-thu-o-do-voi-suc-khoe

Hình ảnh hà thủ ô đỏ

  • Hà thủ ô đỏ có tên khoa học là Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson, thuộc họ Rau răm – Polygonaceae.
  • Đây là loại dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, được dùng làm thuốc.

Theo Y học cổ truyền

  • Hà thủ ô đỏ có vị đắng chát, hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận, ích tinh huyết, mạnh gân xương, nhuận tràng. Được dùng để bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, thiểu năng tuần hoàn, ngủ kém, đau lưng mỏi gối, khô khát táo bón.

Theo Y học hiện đại

Hà thủ ô đỏ có nhiều tác dụng bao gồm:

  1. Trị suy nhược thần kinh: Hà thủ ô có chứa lecithin – là một chất rất quan trọng giúp cho hệ thần kinh luôn khỏe mạnh. Trong não bộ lecithin được sử dụng để tổng hợp acetylcholin – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng. Đồng thời, lecithin có tác dụng bảo vệ tế bào não và là một trong những thành phần cấu tạo nên vỏ bọc của dây thần kinh. Vì thế Hà thủ ô có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về thần kinh (suy nhược thần kinh, chấn thương dây thần kinh,…).
  2. Cải thiện nhận thức và trí nhớ: Hà thủ ô được sử dụng trong điều trị các rối loạn nhận thức lâm sàng cho thấy kết quả tốt, thông qua tác động làm giảm sự tích tụ của amyloid beta (Aβ) – là nguyên nhân chính gây bệnh Alzheirmer (AD). Trong một nghiên cứu về hiệu quả của Hà thủ ô trên bệnh AD, các nhà khoa học đã thấy rằng nhóm điều trị với Hà thủ ô đạt hiệu quả điều trị cao nhất với tỉ lệ 93,33%, trong khi đó ở nhóm sử dụng các thảo dược khác đạt 73,33% và nhóm kiểm soát bằng thuốc tân dược chỉ đạt 68,97 % (P
  3. Hạ mỡ máu: giúp hạ cholesterol và triglycerid huyết thanh, ức chế sự tăng lipid máu. Thuốc có tác dụng phòng chống và giảm xơ vữa động mạch.
  4. Bổ máu, hoạt huyết: Tác dụng tăng tạo máu, tăng số lượng hồng cầu, làm bệnh nhân bớt mệt mỏi, ăn ngon, ngủ được, và tăng cân. Thuốc có tác dụng tốt cho tim, làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch vành và bảo vệ được cơ tim thiếu máu.
  5. Bổ gan: thông qua tác dụng chống oxy hóa, ức chế một phần sự tích lũy các peroxyd lipid trong gan. Đồng thời, những stilben glycosid trong hà thủ ô giúp ức chế sự tăng GOT và GPT (chỉ số men gan) trong huyết thanh chuột.
  6. Tăng sức đề kháng: tăng cường miễn dịch, chống lão hóa, nâng cao thể trạng, làm tinh thần sảng khoái, giữ huyết áp ổn định ở người huyết áp cao.
  7. Chống oxy hóa: tăng cường các hoạt động chống oxy hóa và chống lipid peroxy.
  8. Nhuận tràng: do dẫn chất oxymethylanthraquinone làm tăng nhu động ruột, giúp lợi tiểu, nhuận tràng, đại tiểu tiện dễ dàng
  9. Chống lại virus HIV: Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, một số hoạt chất trong Hà thủ ô có hoạt tính kháng virus HIV-1 khá mạnh, ức chế sự hình thành hợp bào của virus HIV-1 và ức chế hiệu ứng gây hại tế bào lympho C8166.
  10. Chống ung thư: Nghiên cứu tác dụng của Hà thủ ô trên ung thư gan cho thấy các hoạt chất trong Hà thủ ô có một tác động đáng kể đến việc kìm hãm pha-S (pha nhân đôi) trong chu kì tế bào và cảm ứng chương trình chết của tế bào trên dòng tế bào gan L02. Đối với ung thư vú, Hà thủ ô làm giảm sự gia tăng tế bào ung thư thông qua việc ức chế tăng sinh tế bào MCF-7 bằng cách kìm hãm giai đoạn G2 / M (kỳ trung gian và phân bào) trong chu kỳ tế bào và thúc đẩy quá trình chết của tế bào. Những nghiên cứu này cho thấy rằng tiềm năng hứa hẹn của Hà thủ ô trong điều trị ung thư
Danh mục