hathuoa

Sản phẩm

 

ha_thu_o_tuelinh

Mua hàng liên hệ: 1900 6482

5 lý do nên chọn Hà thủ ô đỏ Tuệ Linh

  1. Nguồn dược liệu hoàn toàn tự nhiên, đúng mùa vụ, cho chất lượng tốt nhất.
  2. Chế biến bằng máy mọc hiện đại, với sự giám sát của các chuyên gia đầu ngành giúp sau chế biến dược liệu có hàm lượng dược chất cao nhất.
  3. Quá trình bảo quản hoàn toàn không dùng diêm sinh, không dùng chất chống nấm, an toàn cho sức khỏe.
  4. Sản phẩm đã được kiểm định chất lượng ở viện dược liệu.
  5. Đã được hàng triệu người tin dùng và cho kết quả tốt.

Thông tin: 

Tên khoa học: Fallopia multiflora Thunb. họ Rau răm (Polygonaceae).

Tên khác: Dạ đằng giao, Mã ỏn, Khua lình.

Chuyên gia thẩm định: Cử nhân sinh học Ngô Văn Trại (Nguyên chuyên gia phân loại thực vật –  Viện Dược liệu)

Bộ phận dùng:

Rễ củ thu hái vào mùa thu, đào về rửa sạch đất, bỏ rễ con.

Hà thủ ô chế được chế biến như sau: Rễ củ được rửa sạch, ngâm nước vo gạo trong 24h, rửa nước lại một lần nữa. Cho dược liệu vào nồi, rồi cho nước đỗ đen đến ngập với tỷ lệ 1kg dược liệu, 100g đỗ đen và 2 lít nước. Nấu đến khi gần cạn, đảo luôn cho thuốc chín đều. Khi rễ củ đã mềm, lấy ra bỏ lõi. Nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho hết. Đồ phơi như vậy được 9 lần là tốt (cửu chưng, cửu sái). Khi dùng thái lát hoặc bào thành phiến mỏng.

Mô tả dược liệu:

Hà thủ ô đỏ sau khi chế là những lát mỏng co lại không đều, dày 1 – 2mm, cứng như sừng, bề ngoài có màu nâu hoặc nâu thẫm đặc trưng của hà thủ ô đỏ. Vị ngọt, hơi đắng, se chát.

Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô chế

Công dụng:

  • Bổ gan thận, bổ máu.
  • Ích tinh tủy, hòa khí huyết, tăng cường hoạt động của tim, tăng sinh huyết dịch.
  • Mạnh gân xương, tăng cường sự co bóp của ruột, giúp ích cho tiêu hóa, chống viêm.

Đối tượng sử dụng:

  • Người thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, nhức đầu mất ngủ, sốt rét kinh niên, lỵ kéo dài, viêm gan mạn tính, ung thũng, tràng nhạc, trường phong, trĩ sang.
  • Người mắc các bệnh về máu, thiếu máu, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, băng đới, đại tiểu tiện ra máu, khô khát, táo bón, bệnh ngoài da.
  • Người tóc khô hay rụng, râu tóc bạc sớm.
  • Người bị thân thể suy yếu, người già sau khi mắc bệnh, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, bệnh tạng rỉ dịch.

Chú ý:

  • Khi uống hà thủ ô đỏ thì kiêng ăn hành tỏi, cải củ.
  • Những người huyết áp thấp, đường huyết thấp không nên dùng.

Cách dùng:

Ngày dùng 4-20g, dạng thuốc sắc hay tán bột uống, dùng riêng hoặc phối hợp với các thuốc khác.

Một số bài thuốc từ hà thủ ô đỏ:

  1. Chữa huyết hư máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc và hồi hộp chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lưng gối rũ mỏi, khô khát táo bón: dùng hà thủ ô chế, sinh địa, huyền sâm, mỗi vị 20g sắc uống.
  2. Người già xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh lạnh, khó có con: dùng hà thủ ô 20g, tầm gửi dâu, kỷ tử, ngưu tất đều 16g, sắc uống.
  3. Bổ khí huyết, mạnh gân cốt: hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ, lượng bằng nhau, ngâm nước vo gạo 3 đêm, sao khô tán nhỏ luyện với mật làm viên to bằng hạt đậu xanh. Uống mỗi ngày 50 viên với rượu lúc đói..

Bản quản:

Trong bao bì kín, để nơi khô ráo, tránh mốc mọt.

Ngày sản xuất:

Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Tốt nhất nên dùng trong 2 tháng sau khi mở bao bì.

Quy cách đóng gói: túi 500g

Tiêu chuẩn dược điển Việt Nam IV.

Chất chiết được ≥ 20.0%, hàm ẩm ≤ 13.0%, tạp chất khác ≤ 0.5%, tỉ lệ xơ gỗ ≤ 1.0%.

Để tìm hiểu kĩ hơn, tham khảo tại: www.duoclieutuelinh.com

Danh mục